Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024 Thư điện tử Liên hệ Sơ đồ trang
Bạn thấy nội dung trên Cổng thông tin điện tử xã Yên Phong, Huyện Yên Định như thế nào?
170 người đã bình chọn
50 người đang online

Khái quát chung về vùng đất, con người xã Yên Phong

100%

 

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TỰ NHIÊN 

Xã Yên Phong nằm về phía tây bắc huyện Yên Định, cách thị trấn Quán Lào 7 km, phía đông giáp xã Yên Thái, phía tây giáp xã Trường, phía nam giáp xã Yên Hùng, Yên Ninh, Phía bắc giáp con sông Mã và huyện Vĩnh Lộc .

Thuộc đồng bằng châu thổ Sông Mã của huyện Yên Định nên xã Yên Phong có địa hình ká bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất phù sa, xã có một trãm bơm Nam Sông Mã được đặt tại đầu nguồn, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nông ngiệp.

Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa chính : mùa đông lạng (Hanh, khô) với những đợt gió mùa đông bắc, mùa hè nóng từ tháng 4 đến tháng 9. xen giữa hai mùa hạ và mùa đông là mùa thu thường hay bảo lụt, mùa xuân là mùa chuyển tiếp từ đông sang hè hay có mưa phùn: Mặc dù, có những đặc điểm chung với khí hậu của tỉnh Thanh Hóa nhưng Yên Phong nói riêng và huyện Yên Định nói chung vẫn mang những nét riêng cụ thể;

Yên phong được thiên nhiên ưu đải phân bổ trên địa bàn nhiều nguồn tài nguyên phong phú. Về tài nguyên đất đai, xã có tổng diện tích đất tự nhiên khá lớn là: 578.40ha, (Trong đó đất nông nghiệp là 345.11ha, đất phi nông nghiệp là 233.29ha) gồm các loại đất là,

Đất phù sa biên đổi có diện tích khoảng 295.32ha chiếm 51.06% diện tích tự nhiên, được phân bổ ở chân đất vàn thấp, vàn cao có thể trồng cây màu cây lúa, Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, Vì vậy loại đất này có khả năng thâm canh cao .

Đất Glây có diện tịch khoảng 65.16ha, chiếm 11.26% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất đỏ có diện tích khoảng 28.97ha chiếm 5.01% diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất dịch vụ cho trồng mầu, cây lâu năm, cây lâm nghiệp … đất thường chua, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt chung bình .

Về tài nguyên nước, trong xẫ có hai nguồn nước chính, nước mặt bao gồm nguồn nước ngọt lấy từ sông Mã, ao hồ và các kênh mương, Nước ngầm ở độ sâu từ 28 -50m  chưa bị ô nhiễm . Hiện nay nhân dân đang dùng giếng khoan và một số giếng khơI để khai thác nguồn nước phụ vụ sinh hoạt và sản xuất :

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI

Cùng với địa lý tự nhiên thuận lợi, điều kiện kinh tế- xã hội phát triển là cơ sở quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của xã .

Tính đến năm 2010, toàn xã có 1.542 hộ dân với 5700 nhân khẩu được phân bổ theo 10 đơn vị thôn, Dân số trong xã được phân bổ khá đồng điều, chủ yếu tập chung tại những thôn ven quốc lộ 45 và các trục đường giao thông trong xã . Sự phân bổ dân cư đồng điều đã tạo thuận lợi cho nhân dân trong xã giao lưu và phát triển kinh tế .

Trải qua hàng thế kỷ, nhân dân Yên Phong đã găn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước, bên cạnh đó, nhân dân Yên Phong có truyền thống cân cù chịu khó, thông minh trong sản xuất : Với thiên nhiên- gắn bó hòa đồng, Với kẻ thu- không khoan nhượng : Với con người – nhân hậu vị tha, khiêm nhượng . Nhân dân Yên Phong luôn sống đoàn kết, coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn . Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của quê hương, nhân dân Yên Phong tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương Yên Phong ngày càng giàu mạnh, xã hội dân chủ, công băng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội .

Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong xây dựng cơ bản, Yên Phong đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nhà nước kết hợp với nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng kỷ thuật, tập chung đầu tư có trọng điểm, ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống của cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã .

Trạm y tế xã được xây dựng ở vị trí hợp lý, có khuôn viên rộng 1034m2, có hai dẫy nhà được chia thành hai khu, hiện tại có 5 giường bệnh với 1 bác sỹ, 2 y sỹ và 1 hộ sinh, hàng năm, trạm y tế vẫn được bổ xung cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã .

Xác định mặt trận giáo dục là quốc sách hàng đầu, lè tiền đề để nâng cao dân trí, nhân lực cho sự phát triện lâu dài của xã nên hệ thống các trường học trên địa bàn xã được chú ý xây dựng . Trường Mầm Non 2 tầng với 8 phòng học, các phòng chức năng với tổng diện tích 2.342m2 . Trang thiết bị điều đạt chuẩn theo yêu cầu của. Trường tiểu học 2 tầng gồm 2 dãy với 18 phòng và khu nhà hiệu bộ, 1 khu nhà bán trú, các phòng chức năng phụ vụ nhu cầu cho học sinh theo mức chuẩn 2 của ngành với tổng diện tích là 8.530m2 .

Trường trung học cơ sở cũng đã đầu tư dãy phòng học 2 tầng với 12 phòng học và dây nhà cấp 4 đã được nâng cập phục vụ các phòng chức năng, dãy phòng hiều bộ cấp 4 với tổng diện tích toàn trường là 9873m2

Bên cạnh các công trình phục vụ cho sự ngiệp giáo dục, hệ thống thủy lợi của xã gồm hệ thống kênh mương nội đồng phong phú, đa dạng, được các cấp các ngành quan tâm, việc đầu tư cho hệ thống các công trình thủy lợi, kênh mương được xây dựng kha hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trên địa bàn toàn xã, trong những năm qua Yên Phong đã huy động hàng nghìn ngày công để nạo vét, tu sửa kênh mương nội đồng, quản lý, bảo vệ an toàn các tuyến mương để phục vụ sản xuất, Các công trình đang được kiên cố hóa và hoàn chỉnh .

Về Giao thông, dọc theo chiều đông bắc của xã có đường Quốc lộ 45 chạy qua với chiều dài gần 2.5km, các đường giao thông liên huyện, liên xã dài 3 km, liên thôn dài 5.47km, liên xóm dài 13km đã được bê tông hóa ,nhựa hóa, nhìn chung, Yên Phong có địa hình khá thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế – văn hóa - xã hội theo hướng mở cửa với bên ngoài.

Nguồn nhân lực dồi dào, cùng với điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi đã tạo diều kiện cho Yên Phong phat triển một cơ cấu kinh tế đa dạng và bền vững .

CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HÓA

Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, cư dân từ nhiều vùng đất trong và ngoài tỉnh đã sớm tụ cư về Yên Phong để lập nghiệp và sinh sống. Tại mãnh đất Yên Phong, cac lớp cư dân từ đời này qua đời khác đã đồng sức, đồng lòng khai khẩn đất hoang thành cánh đồng cấy lúa.

Để bảo vệ mùa màng và cuộc sống bình yên, nhân dân xã Yên Phong đã dồn sức vào việc làm cống, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa để tiêu thoát và giữ nước một cách kiên trì, liên tục, được sự giúp đở của nhà nước Hungari và sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên và nhân dân Yên Phong đã đóng góp hàng ngàn ngày công, góp sức cùng nhân dân trong huyện xây dựng được một trạm bơm Nam Sông Mã đặt tại đầu nguồn. Nhờ hệ thống tưới tiêu ngày càng hoàn thiện mà những khó khăn, thách thức do thiên tai mang lại đã dần đẩy lùi đáng kể. Chương trình lương thực được quan tâm, nhiều biện báp kỷ thuật đã được áp dụng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới có năng xuất cao, cây lương thực ngắn ngày để mở rộng diện tích gieo trồng, đặc biệt là cây nguyên liệu như: Cây dâu nuôi tằm, cây bông, cây ngô, cây đậu tương, cây ớt xuất khẩu.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp lúa nước, nhân dân xã Yên Phong còn có điều kiện phát triển về các hoạt động chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, trên địa bàn xã đã hình thành và phát triển nhiều mô hình trang trại vừa và nhỏ, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi lợn, nuôi gà, công tác thú y được các cấp các ngành quan tâm , dịch bệnh được ngăn chạn kiệp thời, đáp ứng nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn thực phẩm vụ vụ cho đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã và thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn cung cấp nguồn phân bón, hỗ trợ lớn cho ngành trồng trọt phát triển.

Cùng với việc tập chung phát triển sản xuất nông nghiệp thì công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cũng được chú trọng đầu tư như: Sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải sửa chửa cơ khí, chế biến sản phẩm sau thu hoạch… Ngày nay nhân dân Yên Phong không chỉ phát triển kinh tế trồng lúa nước đơn thuần mà từng bước được mở rộng san sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ dịch vụ công nghiệp và xây dựng.

Như vậy, Xã Yên Phong đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đúng hướng, tỷ trọng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ bản đã tăng dần. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Yên Phong được nâng lên rõ rệt. Toàn xã có hơn 90% số người trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định . Dưới sự lễnh đạo của của Đảng bộ, các giá trị văn hóa đang được phát huy, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ổn định là những điều kiện quan trọng để Yên Phong có những bước tiến vững chắc trong quá trình thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn .

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Trên cơ sở các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá, các nghị quyết, kết luận, các cơ chế, chính sách của Tỉnh, Huyện đã đề ra, UBND xã các ban ngành đoàn thể và các đơn vị thôn, tập trung lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả trong năm.

Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 04 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện“tự diễn biến”, “tự chuyển hoa” trong nội bộ gắn với thực hiện chỉ thị số 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Rà soát, bổ sung các quy hoạch phù hợp với việc đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã phải thống nhất với quy hoạch vùng và toàn huyện, theo hướng đồng bộ, đảm bảo kết nối trong nội bộ vùng và các khu vực khác trong huyện và tỉnh.

- Tăng cường kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện quy hoạch theo phê duyệt của các ngành cấp trên.

3. Về Kinh tế

- Tiếp tục chỉ đạo, xây dựng và triển khai đề án, hướng dẫn nhân dân gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng hàng năm. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; duy trì, nâng tổng số đàn gia súc, gia cầm đạt và vượt kế hoạch đề ra.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp - TTCN phát triển. Tăng cường quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục đầu tư xây dựng Khu bán trú Trường Tiểu học.

          - Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định; tăng cường công tác quản lý đất đai. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

          - Quản lý tốt các nguồn thu trên địa bàn xã, kiểm tra, rà soát các nguồn thu để có giải pháp chống thất thoát ngân sách Nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ nguồn chi ngân sách, hạn chế đến mức thấp nhất vượt chi trong kế hoạch, mất cân đối ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

- Đẩy mạnh các hoạt động khảo nghiệm, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH - CN. Mở rộng quan hệ ra ngoài xã, ngoài huyện; tăng cường hợp tác, kêu gọi đầu tư về quê hương của những những người và doanh nghiệp thành đạt - là con, em của làng, xã.

          4. Văn Hóa - Xã hội

- Tập trung truyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương hàng năm.  Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các đơn vị trường học. Chú trọng công tác xây dựng trường đạt chuẩn, tiếp tục xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ II. Duy trì, phát triển kết quả phổ cập giáo dục.

- Duy trì, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình,  chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tiếp tục thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định của Nhà nước về các chế độ, chính sách đối với các đối tượng chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội. Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tư vấn xuất khẩu lao động. - Thực hiện tốt nhiệm vụ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

 5. Quốc phòng – an ninh

- Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu và trực bảo vệ các ngày lễ, tết và các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương. Thực hiện tốt công tác tuyển quân năm 2018, đảm bảo 100% chỉ tiêu, chất lượng, đúng quy định.

          - Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị. Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

6. Về công tác xây dựng Đảng.

Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng. Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng. Tiếp tục tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của Cấp uỷ đảng trên tất cả các lĩnh vực, chú trọng công tác phát triển kinh tế gắn với công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể. Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy chế tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm. Phấn đấu trong năm kết nạp từ 8 - 10 đảng viên mới trở lên. Hàng năm, các chi bộ đạt trong sạch vững mạnh 50 %. Không có chi bộ yếu kém.

7. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền.

- Xiết chặt kỷ cương, kỷ luật, xây dựng hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.

- Đổi mới phương thức hoạt động của HĐND theo hướng thiết thực, hiệu quả.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền. Tâp trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.

8. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể:

Đổi mới nội dung hình thức hoạt động, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã. Tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và quần chúng tích cực thực hiện các phong trào thi đua các cuộc vận động, tích cực thực hiện các chư­ơng trình phát triển kinh tế xã hội và phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề ở cơ sở. Lãnh đạo MTTQ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2019 – 2023 thành công.

9. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên

- Tổ chức học tập, quán triệt, triển khai, đồng thời sơ kết, tổng kết nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh, huyện; đồng thời cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hành động sát đúng, phù hợp với điều kiện thực tế của xã.

-  Tiếp tục quan tâm, chăm lo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch, gắn với quy hoạch; bố trí, sử dụng hợp lý đảm bảo phát huy năng lực, sở trường của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ.

- Ủy ban kiểm tra đảng ủy tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình kiểm tra, giám sát của cấp uỷ; tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

- Cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu quan tâm thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm trong việc đối thoại, lắng nghe ý kiến, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; tăng cường chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai, minh bạch việc thực hiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế văn hóa ở cơ sở..

10. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí.

- Hội đồng nhân dân xã tập trung thực hiện tốt chương trình giám sát năm 2017; đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp, các kỳ tiếp xúc cử tri; phát huy trí tuệ trong việc quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Ủy ban nhân dân xã nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành; đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế hoạt động và các quy định trong quản lý nhà nước; xử lý nghiêm các bộ phận chuyên môn, các đơn vị tham mưu đề xuất không phù hợp với quy định của pháp luật, chậm trễ trong giải quyết công việc.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.  Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân. Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, kịp thời chấn chỉnh, xử lí những sai phạm. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Phần thứ 3

Một số định hướng lớn, cơ bản đến năm 2025 và đề xuất, kiến nghị

1. Một số định hướng lớn, cơ bản:

- Chủ động tạo các nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội, từ đó tích cực đấu mối với ngành chức năng đề xuất với trung ương, với tỉnh và huyện để thực hiện dự án lăn đê sông Mã mở rộng quốc lộ 45 đáp ứng nhu cầu giao thông thuận lợi thông suốt và hình thành, phát triển khu dân cư.

- Chuyển đổi mô hình chợ Hôm và các chợ cóc đang hoạt động tự phát để doanh nghiệp quản lý, khai thác, đồng thời từng bước hình thành khu quy hoạch chợ mới gắn với khu dịch vụ mua bán, cung ứng chuỗi liên kết sản xuất- bao tiêu sản phẩm nông nghiệp tại địa điểm phù hợp đảm bảo giao thương thuận lợi với các vùng phụ cận đem lại hiệu quả kinh tế cao;

- Tiếp tục thực hiện đổi điền dồn thửa, chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản; sản xuất nông nghiệp chất lượng cao như nhà kính, nhà lưới; trồng cây dược liệu, cây ăn quả…đem lại giá trị kinh tế cao;

- Quy hoạch xây dựng khu giết mổ gia súc tập trung;

- Tiếp tục đấu nối với UBND huyện và các ngành chức năng để xây dựng nhà máy nước sạch tại xã;

                                                       Ban văn hóa xã./.

 

 

°